Giới thiệu chung

1. Lịch sử hình thành
Năm 1832, vua Minh Mạng lập phủ An Nhơn gồm các huyện Tuy Phước và Tuy Viễn, phủ lỵ An Nhơn đặt tại thôn Hòa Cư, xã Nhơn Hưng, đến năm 1852 phủ lỵ dời về thôn An Thái, xã Nhơn Phúc. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đến năm 1865, phủ An Nhơn có 4 tổng: Mỹ Đức (19 làng), An Ngãi (26 làng), Nhơn Nghĩa (28 làng), Hảo Đức (35 làng). Năm 1939, phủ An Nhơn lập thêm 2 tổng mới, tách tổng Nhơn Nghĩa thành Nhơn Nghĩa Thượng và Nhơn Nghĩa Hạ, tách tổng Hảo Đức thành Hảo Ðức Thượng và Hảo Đức Hạ, phủ lỵ An Nhơn chuyển về phường Bình Định ngày nay.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đến tháng 02/1946, chính quyền cách mạng đổi phủ thành huyện, bỏ cấp tổng, sáp nhập 108 làng và chia thành 31 xã. Đến tháng 4/1947, huyện An Nhơn được sắp xếp thành 12 xã và lấy chữ "Nhơn" làm chữ dầu đặt tên cho các xã, xã Nhơn Phong được thành lập trên cả sở nhập 03 xã: Đại Hợp, Song Thanh và Minh Định, địa danh Nhóm Phong có từ thời điểm đó. Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi huyện An Nhơn thành quận An Nhơn với 13 đơn vị hành chính, trong đó có xã Nhơn Phong Sau năm 1975, tỉnh Nghĩa Bình được thành lập trên cơ sở 02 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Ngày 30/6/1989, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên. Theo đó, chia tỉnh Nghĩa Binh thành 02 tỉnh mới lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định. Huyện An Nhơn được tái lập thuộc tỉnh Bình Định và xã Nhơn Phong là 01 trong 15 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện An Nhơn.
Ngày 28/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP về việc thành lập thị xã An Nhơn và thành lập các phương thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Xã Nhơn Phong với 07 thôn là 01 trong 15 đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định và tồn tại cho đến ngày nay.

2. Vị trí địa lý, địa giới hành chính
Xã Nhơn Phong nằm ở phía Đông Bắc của thị xã An Nhơn, cách trung tâm hành chính thị xã khoảng 8 km về phía Bắc. Có địa giới hành chính cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp xã Nhơn Hạnh;
- Phía Tây giáp xã Nhơn An và phường Nhơn Thành;
- Phía Nam giáp xã Nhơn An;
- Phía Bắc giáp huyện Phù Cát.

3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng đất
Theo Kết quả thống kê đất đai năm 2022 của thị xã An Nhơn, tính đến 31/12/2022, xã Nhơn Phong có 8,20 km diện tích tự nhiên, trong đó cơ cấu sử dụng đất như sau:
- Đất nông nghiệp là 6,20 km, chiếm tỷ lệ 75,61%;
- Đất phi nông nghiệp là 1,89 km, chiếm tỷ lệ 23,05%;
- Đất chưa sử dụng là 0,10 km, chiếm tỷ lệ 1,34%.

4. Dân số, lao động
a) Dân số
Theo số liệu quản lý của Công an thị xã An Nhơn, tỉnh đến 31/12/2022. xã Nhơn Phong có 10.126 người, trong đó dân số thường trở là 10.076 người và dân số tạm trú quy đổi là 50 người
b) Lao động
Năm 2022, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của xã Nhơn Phong là 6.618 người, trong đổi
- Lao động nông nghiệp là 1665 người, chiếm 25,16%
- Lao động phi nông nghiệp là 4.953 người, chiếm 74,84%

5. Hiện trạng phát triển kinh tế
Tinh hình kinh tế xã Nhơn Phong trong những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và các ngành nghề khác, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành trên địa bàn xã năm 2022 đạt 387,25 tỷ đồng, tăng 17,02% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 64,28 tỷ đồng, tăng 56,65%; thương mại - dịch vụ đạt 124,69 tỷ đồng, tăng 20.38%; nông - lâm - ngư nghiệp đạt 198,27 tỷ đồng, tăng 6,42% so với cùng kỳ năm 2021. Giai đoạn 2020 - 2022 kinh tế của xã Nhơn Phong tăng trưởng bình quân đạt 12,07% (trong đó, năm 2020 đạt 13,01%, năm 2021 đạt 10,52% và năm 2022 đạt 12,68%). Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo đúng định hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, trong đó, năm 2022, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 12,24%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 45,80% và ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 41,95% trong cơ cấu kinh tế của xã. Thu nhập bình quân đầu người đạt 53,3 triệu đồng/người/năm thu ngân sách năm 2022 đạt 28,70 tỷ đồng, chi ngân sách đạt 28,70 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 1,89%,
a) Về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Năm 2022, xã Nhơn Phong chú trọng phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, phát huy các nghề truyền thống của địa phương nhằm giải quyết nhu cầu việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương. Nhìn chung tình hình dịch bệnh ổn định nên các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Các doanh nghiệp mạnh dạng chuyển đổi mô hình sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao năng suất, thu nhập của người lao động được nâng cao rõ rệt. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2022 của ngành công nghiệp - xây dựng đạt 64,28 tỷ đồng, tăng 56,65% và chiếm 12,24% trong cơ cấu kinh tế của xã.
b) Về phát triển thương mại - dịch vụ
Xã luôn chú trọng, tập trung đầu tư phát triển nhanh ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn. Năm 2022, phà trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ đạt 124,69 tỷ đồng, tăng 20,38% và chiếm 45,80% trong cơ cấu kinh tế.
Trên địa bàn xã Nhơn Phong hiện có chợ Cảnh Hàng (dùng được xây dụng) và cho Thanh Giang với diện tích từ 2.900 - 1000 m, đáp ứng nhu cầu giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn và các xã, phường lân cận. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn hoạt động bình thường và ổn định. Hiện nay trên địa bàn xã có 548 cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động có hiệu qua, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế của địa phương.
c) Về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
- Về trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng năm 2022 là 894 ha, rau màu các loại 25,5 ha, năng suất bình quân đạt 70,8 tạ/ha, một số diện tích sản xuất dần chuyển sang đất ở, trồng mai cảnh. Tổng sản lượng lương thực có hạt trên địa bàn xã đạt 6.329 tấn. Xã đã xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch phòng chống thiên tại năm 2022; tổ chức tổng kết sản xuất năm 2022 và triển khai công tác sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 trên địa bàn.
- Về chăn nuôi: tổng đàn trâu, bò 470 con, đàn heo 1.350 con; đàn gia cầm 42.000 con (đàn gà 35.000 con, dàn vịt 7.000 con). Tinh hình dịch bệnh trong chăn nuôi còn nhiều diễn biến phước tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn Châu Phi, bệnh lở mồm long móng, bệnh viêm da nổi cục ở bò nên công tác phát triển tái đàn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2022, trên địa bản xã đã tổ chức tiêm phỏng định kỳ cho đàn gia súc: tiêm phòng lở mồm long móng cho trâu bò; tiêm vắc-xin bệnh viêm da nổi cục đàn trâu, bò; tiêm phòng dịch cúm gia cầm bổ sung 21.000 con, tiếp tục tiêm chủng trên diện rộng để tái đàn. Công tác tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại hộ chăn nuôi được chú trọng quan tâm thực hiện tốt; công tác kiểm soát giết mổ được tăng cường.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay56
  • Tháng hiện tại80
  • Tổng lượt truy cập7,072
XỬ LÝ HỒ SƠ DVC
  • Tiếp nhận363
  • Tồn kỳ trước22
  • Đã xử lý đúng hạn375
  • Đã xử lý trễ hạn0
  • Đang xử lý còn hạn10
  • Đang xử lý quá hạn0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây